Tiếp cận vốn kịp thời – Tiếp thêm cơ hội doanh nghiệp vượt khó

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khơi thông nguồn vốn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt khi các kênh vốn khác gặp nhiều khó khăn. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nên đa dạng hóa nguồn vốn, tìm hiểu thêm về các sản phẩm như cho thuê tài chính, tài trợ cho cung ứng huy động vốn trên nền tảng công nghệ và một số giải pháp khác.

Cần đa dạng hóa nguồn vốn

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho biết, nhìn từ quốc tế, các nguồn vốn phổ biến cho DNNVV trên thế giới tiếp cận gồm 5 hình thức cơ bản:Tín dụng; Tài trợ trên cơ sở tài sản đảm bảo khác (các khoản phải thu, cho thuê tài chính, bảo lãnh tín dụng); Nguồn vốn thay thế trực tuyến; Vốn tự có; và Huy động từ thị trường chứng khoán.

Thông thường, việc tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng khó hơn cho khu vực DNNVV, do những yêu cầu về chuẩn mực tín dụng, doanh thu, tài sản đảm bảo, tính khả thi và hiệu quả của các phương án, cũng như khẩu vị rủi ro của bản thân tổ chức tín dụng (TCTD). Do đó, các nước thường có những biện pháp riêng hỗ trợ khu vực này thông qua các chương trình bảo lãnh tín dụng của Chính phủ, hay lập ngân hàng chuyên biệt cho DNNVV, điển hình là tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… đã làm rất hiệu quả.

Tại Việt Nam, hiện nay có 6 kênh dẫn vốn chính cho các doanh nghiệp đó là vốn từ ngân sách Nhà nước gồm vốn mồi; ưu đãi miễn, giảm thuế; chương trình phục hồi; quỹ phát triển doanh nghiệp địa phương; đầu tư công.

Tiếp đó có nguồn vốn tín dụng bảo lãnh, cho thuê tài chính; huy động vốn từ thị trường vốn như cổ phiếu, trái phiếu, các nền tảng công nghệ  và cuối cùng là vốn tự có, vốn góp.

Có thể nói, trong bối cảnh môi trường kinh doanh tại Việt Nam gặp rất nhiều thách thức, nền kinh tế thiếu tiền trầm trọng, cùng với nhiều nút thắt về thể chế, các doanh nghiệp có xu hướng rút lui khỏi thị trường là tất yếu. Chưa kể, vì nhiều lý do khác nhau việc doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

Số liệu trong 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 28,9%, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 2,8%. nguồn vốn. Ngoài ra, tình hình lao động, việc làm quý II năm 2023 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất. Trong đó, khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp được các chuyên gia nhận định là tiếp cận nguồn vốn khó khăn, không kịp thời.

Giải pháp tiếp cận vốn thông qua nền tảng công nghệ

Tình trạng “nghẽn mạch”, “thiếu vốn” của một số doanh nghiệp, khiến hoạt động kinh doanh chậm lại. Ðặc biệt, trong bối cảnh các kênh huy động vốn gồm trái phiếu, cổ phiếu vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thì dòng vốn từ hệ thống nền tảng P2P Lending được cho là giải pháp “cứu cánh”.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, T.S Nguyễn Trí Hiếu nhận định, Việt Nam là nơi được đánh giá có nhiều tiềm năng thích hợp cho sự phát triển của mô hình P2P Lending dựa trên sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, Internet, thiết bị di dộng và đặc biệt là dữ liệu lớn (Big Data). Bên cạnh đó, sự thay đổi về cơ cấu dân số học, đặc biệt là thế hệ trẻ sẵn sàng thích ứng với công nghệ mới và mong muốn được cung cấp các dịch vụ tài chính thuận lợi và nhanh chóng hơn nên dễ dàng chấp nhận các sản phẩm dịch vụ mới như P2P Lending.

Do đó, nguồn vốn được huy động kịp thời được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá là yếu tố tiên phong giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hạn chế rủi ro về mọi hoạt động kinh doanh.

Thứ nhất, những đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực P2P Lending đã đem lại những lợi ích to lớn đối với các tổ chức tài chính – ngân hàng bằng cách bổ khuyết, cải tiến hoặc giải quyết tính thiếu hiệu quả trong sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện hành như giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch, điểm tiếp xúc khách hàng theo kênh vật lý, nhận biết và xác thực khách hàng (KYC), cũng như quy trình thủ tục giao dịch tương đối phức tạp như hiện tại. Theo khảo sát,  các chuyên gia đều đồng tình và chấm điểm 4.35/5 cho vai trò này của hoạt động P2P Lending.

Thứ hai, P2P Lending cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế, thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia, góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính thông qua tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đối với một bộ phận người dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng truyền thống, người dân vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Thứ ba, đặc biệt, P2P Lending có thể đóng vai trò quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chính phủ số và nền kinh tế số trong cuộc CMCN 4.0 mà nhiều quốc gia đang hướng tới trong đó có Việt Nam.

Đơn cử như VNVON.COM – một trong những sàn đầu tư ngang hàng có quy mô lớn hàng đầu Việt Nam. Đặc thù của VNVON  là hoạt động hướng đến các DNNVV. Do đó, đơn vị này đã nghiên cứu nhiều chính sách để mang lại lợi ích tối ưu cho phân khúc khách hàng phù hợp, như: đáp ứng nhu cầu vốn mọi lúc, mọi nơi; thủ tục nhanh chóng; kỳ hạn vay linh động.

VNVON cũng hỗ trợ và tư vấn cấu trúc tài chính, quản trị cho doanh nghiệp hay quảng bá hình ảnh, sản phẩm cho doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ số hiện đại. Đặc biệt, VNVON không yêu cầu tài sản thế chấp đối với khoản vốn vay lên tới 1 tỷ đồng.

Sự xuất hiện của các hình thức tiếp cận nguồn vốn mới với cơ chế thông thoáng như VNVON  được kỳ vọng sẽ góp phần khơi thông dòng vốn cho các DNNVV, mở rộng cánh cửa để các doanh nghiệp này có điều kiện bứt phá.

 

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on telegram
Telegram

Tin liên quan