Nhận diện rủi ro trong cho vay ngang hàng P2P Lending

Trong bối cảnh công nghệ 4.0 bùng nổ, cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending, P2P Lending ) được đánh giá là mảng hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, nhưng vì là lĩnh vực mới, lại thiếu chế tài quản lý, nên rủi ro đối với hoạt động cho vay này là không ít.

Chia sẻ về lợi ích của P2P Lending, ông Trần Hữu Đức, Phó chủ tịch Câu lạc bộ FinTech Việt Nam cho biết, đối với bên đi vay, lợi ích đến từ việc nhu cầu vay được tiến hành dễ dàng, tốc độ cấp vốn nhanh và được tài trợ vốn cho tất cả các khoản vay…

nhan-dien-rui-ro-trong-cho-vay-ngang-hang-p2p-lending-1

Đối với bên cho vay ngang hàng , lợi ích là lợi nhuận thu về cao hơn, dễ phân tán rủi ro, có thể giảm được lãi suất… Đối với thị trường vốn, P2P Lending  mang lại một kênh cấp vốn mới, có nhiều dữ liệu được thu thập để đáp ứng các nhu cầu khác…

Xem thêm: Cho vay ngang hàng tại châu Á tiếp tục tăng trưởng, Singapo tiếp tục dẫn đầu

Cùng chung quan điểm trên, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV và nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu BIDV chia sẻ thêm, đối với công ty P2P Lending, đây là một lĩnh vực hoạt động mới, khai thác nền tảng công nghệ đã có, đem lại nguồn thu, đa dạng hóa hoạt động và tăng việc làm cho nhân viên.

Bù lại, công ty P2P Lending  phải đầu tư công nghệ, xây dựng đội ngũ chuyên gia tài chính và công nghệ thông tin, quản lý rủi ro, duy trì và phát triển chuyên môn, uy tín mới có thể thu hút nhà đầu tư tham gia.

Về những rủi ro trong lĩnh vực cho vay ngang hàng  ẩn chứa 4 rủi ro chính, tập trung về phía nhà đầu tư là

(1) Hành lang pháp lý chưa có hoặc chưa đầy đủ, nên khi xảy ra rủi ro, các bên liên quan sẽ giải quyết theo luật dân sự.

(2) Nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro khi bên vay không có khả năng thanh toán món nợ vay.

(3) Trách nhiệm ràng buộc giữa công ty P2P Lending và nhà đầu tư khá hạn chế.

(4) Những biến tướng của hình thức cho vay này (như công ty P2P Lending lừa đảo) đang diễn biến phức tạp

Liên quan đến rủi ro, ông Trần Hữu Đức cho rằng, thách thức đối với các công ty P2P Lending là làm thế nào để thu hút những người đi vay và nhà đầu tư, khi cân bằng các rủi ro và lợi nhuận cho khách hàng.

Câu chuyện quản lý sau cho vay sẽ như thế nào khi phát sinh nợ quá hạn và đảm bảo thu hồi tổn thất khoản vay ở mức cao nhất có thể. Hay như việc giải quyết các thất bại có thể xảy ra với công ty mà không gây tổn thất cho người cho vay. Đặc biệt là câu chuyện xử lý gian lận, bảo mật dựa trên công nghệ mã hóa và các rủi ro hoạt động.

Còn bà Dương Nguyễn, chuyên gia kinh tế khu vực tài chính, Vụ Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nêu quan điểm, rủi ro trong cho vay ngang hàng P2P Lending rất lớn, chẳng hạn khách hàng vay có thể không trả nợ, rủi ro khi xuất hiện sàn hay công ty cho vay P2P được dựng lên để lừa đảo, huy động tiền rồi “mất tích” khiến các nhà đầu tư mất tiền… và thực tế đã có những vụ đổ vỡ xảy ra.

Xem thêm: Đâu là ranh giới giữa tín dụng đen và P2P Lending

Trước những rủi ro, thách thức, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và đưa ra các khuôn khổ chính sách để giám sát và quản lý đối với hoạt động P2P Lending.

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một chuẩn mực quản lý thống nhất nào trên toàn cầu đối với hoạt động P2PLending.  Xu hướng chung là khi loại hình cho vay này phát triển, các nhà quản lý ở các nước thường cố gắng cân bằng giữa rủi ro và lợi ích, giữa tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới, sáng tạo và sự lành mạnh của thị trường tài chính”, bà Dương Nguyễn cho hay.

—–
VNVON.COM – NƠI CƠ HỘI GẶP GỠ
Công ty cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam – VFL JSC.,
Hotline: 1800 0052
Website: http://vnvon.com
Địa chỉ: Tầng 25, Bamboo Airways Tower, 265 Cầu Giấy, Hà Nội

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on telegram
Telegram

Tin liên quan