Fintech – ngành công nghiệp dẫn đầu xu thế

Fintech (công nghệ tài chính) tuy là một thị trường còn mới mẻ ở thị trường Việt Nam nhưng sức ảnh hưởng của thị trường này khá lớn. Thậm chí nó còn làm thay đổi cả hành vi người dùng trong ngành Tài chính.

Theo báo cáo Thị trường Fintech Landscape 2020 nhận định rằng dịch vụ thanh toán trực tiếp lại nằm ngoài danh sách chịu ảnh hưởng của Covid-19. Vào cuối năm 2016 từ con số 40 công ty nay đã tăng gần bốn lần lên 140 ở thời điểm hiện tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau (Trong đó, 32 đơn vị trung gian thanh toán được NHNN cấp phép đủ điều kiện kinh doanh).

Theo ý kiến các chuyên gia ngân hàng, để phát triển mạnh Fintech thì rất cần vốn đầu tư, từ công nghệ, thị trường cho đến nhân lực và cả người dùng, vì dù cho có bước phát triển mạnh mẽ, song Fintech vẫn là lĩnh vực mới ở Việt Nam và còn rất non trẻ nếu so sánh với mức độ phát triển trên thế giới.

Khái niệm Fintech là gì?

Financial Technology có nghĩa là Công nghệ Tài chính, gọi tắt là Fintech được hiểu nôm na là sử dụng công nghệ trong tất cả các hoạt động thuộc về dịch vụ tài chính thì được gọi là Fintech.

Cụm từ Fintech còn được sử dụng phổ biến chung cho các công ty sử dụng các công nghệ tiên tiến làm chủ đạo cho mục đích kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho các hoạt động đầu tư, các hoạt động ngân hàng… bằng công nghệ internet, điện thoại thông minh, các phần mềm mã nguồn nói chung hoặc thậm chí là công nghệ đám mây…

Theo khía cạnh cắt nghĩa đầy đủ hơn, Fintech được tờ Huffington Post của Mỹ định nghĩa là một ngành nghề mới, đó là ngành công nghiệp tài chính đem áp dụng công nghệ tiên tiến để có thể tăng năng suất, nâng cao hiệu quả công việc trong lĩnh vực hoạt động tài chính. Nó ứng dụng công nghệ mạng internet vào các công quy trình, sản phẩm, ứng dụng, mô hình kinh doanh, và chỉ hoạt động được khi có sự can thiệp của công nghệ.

Chức năng của Fintech

Ngành Fintech có 2 chức năng chính phù hợp cho 2 nhóm đối tượng sử dụng, đó là các công ty chuyên về phục vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và công ty hỗ trợ hoạt động công nghệ cho các định chế tài chính chủ chốt (back-office).

Nhóm đối tượng Công ty phục vụ người tiêu dùng:

Nhóm này sẽ cung cấp người dùng các ứng dụng, app mobile, sản phẩm thuộc về kỹ thuật số, công nghệ để cải thiện phương thức quản lý tiền bạc, tài chính cho người dùng, ngoài ra còn có thể cải thiện các trường hợp cá nhân khách hàng vay mượn, tài trợ vốn cho các startup nhỏ và vừa.

Nhóm đối tượng Công ty hỗ trợ hoạt động công nghệ:

Nhóm này là nhóm các công ty chuyên về “hậu cần” back-office, chuyên hỗ trợ tất tần tật các hoạt động công nghệ trong Fintech. Không chỉ thể, nhóm này còn hỗ trợ cho các định chế tài chính trong ngành Fintech.

Có thể hiểu, Fintech bao gồm những dịch vụ cơ bản về tiền tệ như thanh toán tiền, cho vay, chuyển tiền, gửi tiền thì nó còn có vai trò to lớn hơn, cao cả hơn đó chính là:

  • Crowd-Funding – Gọi vốn cộng đồng
  • Peer to peer lending – Cho vay ngang hàng
  • Personal Finance – Tư vấn tài chính cá nhân
  • Insur-Tech – Công nghệ bảo hiểm
  • Crypto Blockchain – Tiền tệ số hóa
  • Data Management – Quản lý dữ liệu

Quy mô của Fintech trên thế giới

Vào năm 2016, rất nhiều công ty đầu tư mạo hiểm trên thế giới đã đầu tư tổng cộng 17 tỷ USD vào các Startup Fintech, tỷ lệ góp vốn này tăng gấp 6 lần năm 2012.

Ở một đất nước tuy ít dân số nhưng lại có tiềm lực mạnh như Singapore thì đã có hơn 100 Startup về Fintech. Vì sự phát triển quá mạnh mẽ này mà rất nhiều ngân hàng truyền thông quan ngại rằng Fintech sẽ dần chiếm lấy thị trường của họ.

Để tránh bị Fintech vượt mặt, các ngân hàng cũng đã cố gắng lấn sân vào Fintech. Họ dùng chính thương hiệu lớn mạnh có sẵn của họ kết hợp công nghệ tiên tiến để thử nghiệm người dùng.

Tuy nhiên, điểm bất cập ở đây là hơn 90% hệ thống quản trị, quản lý tại các ngân hàng là “hàng lỗi thời”, do đó quá trình chuyển giao thử nghiệm từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng Fintech khá mất thời gian và tiền bạc vì họ phải nâng cấp toàn bộ hệ thống và training nhân viên sao cho có đủ tiêu chuẩn, kiến thức hỗ trợ được khách hàng của họ.

Chính vì lượng khách hàng mới mỗi năm ngày càng có xu hướng hiện đại hóa và sử dụng công nghệ nhiều hơn nên các ứng dụng công nghệ Fintech cũng ngày càng được nâng cấp và cho ra đời những ứng dụng với chức năng mở rộng, hiện đại hơn… thế chỗ cho hầu hết các phương thức vận hành lỗi thời của các dịch vụ tài chính đã tồn tại từ rất lâu tại các ngân hàng hoặc các định chế tài chính.

Fintech tác động đến những ai?

Mặc dù ngành Fintech chỉ có 2 nhóm đối tượng sử dụng, là các định chế tài chính (công ty đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng…) và khách hàng, tuy nhiên về mức độ tác động, ảnh hưởng. Báo cáo thị trường Fintech 2020 chia làm 3 loại đối tượng bị Fintech ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất. Đó là:

Định chế tài chính

Các định chế tài chính được xem là gốc rễ của Fintech, nó sử dụng ‘công cụ phát triển’ là Fintech để nâng cấp tất cả các hoạt động dịch vụ trong định chế tài chính để thu hút và giữ chân khách hàng. Vì nhận thấy tầm quan trọng của Fintech trong ngành Tài chính – ngân hàng tiên tiến này nên họ cũng đã đầu tư không ít vào các công ty phát triển Fintech.

Công ty Fintech

Đây là những công ty chuyên về cung cấp và phát triển công nghệ, cập nhật ứng dụng, phần mềm phù hợp cho từng mô hình định chế tài chính khác nhau. Có thể nói, họ là đội ngũ kỹ thuật công nghệ đứng sau các công ty định chế tài chính (một vài định chế tài chính lớn mạnh cũng có thể tự mình đảm nhiệm vị trí của các công ty Fintech và ngược lại)

Khách hàng

Đây là nhóm đối tượng đơn giản nhất nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn nhất. Nhóm đối tượng này là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các định chế tài chính. Khách hàng là nhóm đối tượng đứng giữa và hưởng lợi (chế độ, hậu đãi thành viên, công nghệ hiện đại)  từ các công ty định chế tài chính khi họ cạnh tranh với nhau.

Khuyết điểm của ngành Fintech

Dù được đánh giá cao là thế, nhưng Fintech vẫn mang các khuyết điểm cần được giải quyết dứt điểm. Các công ty Fintech cung cấp khá nhiều hình thức dịch vụ tài chính khác nhau, từ các loại tài khoản nghỉ hưu cho người lớn tuổi đến các khoản vay nợ, thế chấp… trực tuyến.

Vì tính đa dạng cũng như như tính đơn giản nên đã có khá nhiều người tham gia vào Fintech, tuy nhiên số lượng người sử dụng lại không thật sự hiểu rõ về bản chất của ngành và cả những nghĩa vụ và quyền hạn mà họ phải chấp nhận.

Các cá nhân có thu nhập thấp, hoặc các cá nhân không có cơ hội tiếp cận với Internet đều không thể sử dụng Fintech được và họ lo sợ rằng, Fintech sẽ thay thế hình thức ngân hàng truyền thống lâu nay.

Để bảo vệ người dùng và toàn hộ hệ thống Fintech mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh mẽ của nó, Mỹ cho biết họ sẽ hỗ trợ về luật về việc ban hành giấy phép chính thức cho các công ty Fintech kèm theo điều kiện nhất định

Nguồn:  https://topdev.vn/blog/dich-vu-thi-truong-fintech-cong-nghe-tai-chinh-landscape-2020/

 

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on telegram
Telegram

Tin liên quan