Vẫn thách thức bài toán huy động vốn thời Covid

Chưa kịp phục hồi sau cơn “càn quét” của đại dịch Covid-19 hồi đầu năm,nhiều doanh nghiệp lại đang đứng trước áp lực huy động vốn để duy trì ngân sách kinh doanh khi dịch bệnh quay trở lại.

Cánh cửa hẹp 

Số liệu mới nhất của NHNN Việt Nam cho thấy, đến cuối tháng 6/2020 tín dụng mới chỉ tăng 3,26% so với cuối năm 2019, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, thậm chí còn chưa bằng một nửa so với mức tăng 7,36% của cùng kỳ năm trước.

Thực tế từ nhiều năm nay, việc tiếp cận nguồn vốn vay tại ngân hàng vốn luôn là “cánh cửa hẹp” đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi đặc thù thiếu tài sản đảm bảo và các thủ tục thẩm định phức tạp… Đến khi gặp ảnh hưởng từ Covid, bài toán tiếp cận vốn càng trở nên “khó chồng khó”, khi ngân hàng lo nợ xấu nên không thể hạ điều kiện tín dụng và ngày càng thận trọng hơn trong quá trình thẩm định.

Ngay cả khi có gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid thì hầu hết  DNVVN vẫn không dễ tiếp cận bởi hàng loạt các ràng buộc về mặt thủ tục, quy trình cho vay phức tạp giữa các ngân hàng với DN…

Theo ông Trần H., giám đốc một công ty gia dụng tại Hà Nội, DN không những thiếu thông tin, hướng dẫn cụ thể về các khoản vay ưu đãi, mà bản thân công ty cũng thiếu tài sản đảm bảo, nên không thể tiếp cận được nguồn vốn này. “Rất khó tiếp cận vốn từ các kênh hỗ trợ chính thống, bởi thủ tục quá rắc rối”, ông H. bày tỏ.

Giải pháp mới

Trong bối cảnh này, nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV vượt qua khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai giải pháp thử nghiệm cho vay ngang hàng (P2P Lending) để hỗ trợ DN tiếp cận vốn vay.

Đây là một giải pháp tài chính có khả năng kết nối trực tiếp người vay với các nhà đầu tư một cách nhanh chóng thông qua các nền tảng công nghệ hiện đại. Không những vậy, nhờ cơ sở dữ liệu lớn (Big data) nên các sàn P2P Lending cũng có thể thẩm định năng lực của người vay một cách chuẩn xác với thủ tục đơn giản hơn so với các kênh truyền thống.

Thực tế cũng đã có khá nhiều ý tưởng kinh doanh của cá nhân chứ không phải là doanh nghiệp, song vẫn huy động thành công vốn từ cộng đồng thông qua các sàn P2P Lending.

Hiện đang có khoảng 40 công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng tại Việt Nam, trong đó có những mô hình gây chú ý khi chỉ dành riêng cho đối tượng doanh nghiệp như sàn giao dịch VNVON.COM, được vận hành và quản lý bởi Công ty Cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam (VFL JSc.,).

VNVON hỗ trợ huy động vốn đa dạng lên đến 1 tỷ đồng, không yêu cầu thế chấp tài sản, kỳ hạn linh hoạt từ 10 đến 90 ngày, mức lãi suất cho doanh nghiệp không vượt quá 17%/năm tuân thủ theo đúng quy định hiện hành. “Chỉ sau gần một năm, VNVON đã thu hút được hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn tham gia, với hơn hàng trăm tỷ được huy động và hơn 2000 giao dịch kết nối”, lãnh đạo VNVON cho biết.

Cũng theo đại diện này, trong các tháng gần đây, nhu cầu đầu tư cũng như huy động vốn đang gia tăng khá mạnh trên sàn, với lượt giao dịch thành công tăng mạnh đạt tỷ lệ cao lên tới 40% so với giao dịch cả năm.

Theo thông tin mới nhất, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Sandbox để thử nghiệm hoạt động P2P Lending, đưa ra hàng loạt dự thảo quy định về mô hình hoạt động kinh doanh này. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, P2P Lending là một giải pháp tài chính hiệu quả, giúp cân bằng nền kinh tế và khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

—–
VNVON.COM – NƠI CƠ HỘI GẶP GỠ
Công ty cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam – VFL JSC.,
Hotline: 1800 0052
Website: http://vnvon.com
Địa chỉ: Tầng 25, Bamboo Airways Tower, 265 Cầu Giấy, Hà Nội

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on telegram
Telegram

Tin liên quan