Triển vọng thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cùng với những quyết tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, nhiều chuyên gia nhận định, trong những năm tới, thị trường Fintech có nhiều triển vọng.

Một là, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam sẽ có được đội ngũ nhân lực trẻ mới trong tương lai am hiểu về công nghệ mới hiện đại, có thể bắt kịp xu hướng với thế giới. Nhờ vậy mà Việt Nam có khả năng nắm bắt xu hướng mới và là quốc gia được ưa chuộng bởi thị trường quốc tế.

Hai là, công nghệ Blockchain đang là một lĩnh vực được quan tâm nhiều ở thị trường Việt Nam. Blockchain có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, y tế, nông nghiệp, trò chơi điện tử, giáo dục… nên sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Triển vọng thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam.

 

Ba là, công nghệ bảo hiểm cũng là lĩnh vực có nhiều cơ hội trong tương lai. Triển vọng tới năm 2025, khoảng 95% số khách hàng sẽ được tương tác với các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua ứng dụng công nghệ Chatbot. Ngoài ra những ứng dụng khác như công nghệ Telematics, Internet vạn vật sẽ có thể đem lại nhiều lợi ích khác cho các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp tối đa lợi ích và tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động cho những doanh nghiệp này.

Bốn là, trong những năm tới, mô hình ngân hàng số E-banking cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng lớn tại thị trường Fintech Việt Nam. Kết hợp với việc thanh toán điện tử cũng trên đà phát triển, các giao dịch tài chính cũng được thực hiện trên thiết bị di động thông minh, ngân hàng số sẽ có thêm nhiều lượt sử dụng hơn nhờ vào những tính năng thuận tiện của công nghệ mang lại.

Năm là, nhu cầu tham gia thị trường Fintech của người dân vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa ngày càng lớn. Trước đây, người dân ở các vùng sâu vùng xa khó được tiếp cận với mạng internet, với các ứng dụng công nghệ hiện đại, trong thời gian tới, khu vực này đã và đang thay đổi lớn và sẽ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường công nghệ tài chính trong tương lai.

Sáu là, trên thị trường Fintech tại Việt Nam vẫn còn nhiều công nghệ Blockchain, P2P Lending… hay những ngành chưa được khai thác hết như quản lý thanh khoản… cũng sẽ tạo ra cơ hội cho thị trường Fintech nước ta trong những năm tới.

Ngoài ra, về những điểm mạnh của thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam được nhiều chuyên gia nhận định rất nhiều yếu tố. Cụ thể, thứ nhất, thị trường Fintech Việt Nam phát triển với tốc độ khá tốt và ổn định. Các công ty tài chính, các ngân hàng truyền thống đang dần áp dụng các sản phẩm của Fintech vào để phát triển và tiếp cận được với người tiêu dùng tại Việt Nam nhanh chóng, tiện lợi hơn.

Thứ hai, thị trường Fintech Việt Nam trong những năm qua đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Rất nhiều nhà đầu tư đã cung cấp vốn cho nhiều thương vụ, nhiều dự án của những công ty Fintech nổi tiếng… Những khoản đầu tư cho thị trường Fintech lên tới hàng trăm triệu USD, thậm chí lên tới hàng tỷ USD đã cho thấy sức hút lớn của thị trường này và ngày càng bùng nổ.

Trong đó, các mô hình trong thị trường Fintech như Nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng (P2P) đã gặt hái được nhiều thành công và có chỗ đứng trên thị trường. P2P Lengding nhận được sự ủng hộ và đón nhận lướn từ cộng đồng. Tại Việt Nam, kênh này đã và đang mang lại nhiều lợi ích thực tế cho nhiều doanh nghiệp và dần trở thành kênh huy động vốn được quan tâm.

 

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on telegram
Telegram

Tin liên quan