Thẩm định doanh nghiệp: “Chìa khóa” quản trị rủi ro trên nền tảng VNVON.COM

Vì sao thẩm định đóng vai trò quan trọng trong bất cứ nền tảng P2P Lending?

Thẩm định là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận bằng văn bản về một vấn đề nào đó. Hoạt động thẩm định được các tổ chức hoặc các cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện. Việc thẩm định có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định doanh nghiệp, dự án, báo cáo, hồ sơ, thiết kế, đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng,  dự thảo văn bản quy phạm pháp luật…

tham dinh doanh nghiep chia khoa quan tri rui ro 1

Thẩm định giá trị Doanh nghiệp giúp đưa ra những thông tin quan trọng để các Nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về khả khả năng chính và vị thế tín dụng, Từ đó có cơ sở để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và an toàn. Mặt khác, thẩm định chặt chẽ còn giúp cho Doanh nghiệp đề ra những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận. Đồng thời, kết quả thẩm định còn là những căn cứ xác đáng giúp Doanh nghiệp kêu gọi Nhà đầu tư tham gia.

Đối với lĩnh vực P2P Lending, việc thẩm định khoản vay đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm 2 loại: khoản vay tiêu dùng cá nhân và Doanh nghiệp huy động vốn. Với VNVON.COM, mô hình hoạt động chỉ dành cho Doanh nghiệp huy động vốn, đảm bảo những nguyên tắc, quy trình thẩm định chặt chẽ và riêng biệt. Sử dụng đội ngũ chuyên gia thẩm định có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các Ngân hàng, công ty Kiểm toán tài chính lớn…. kết hợp cùng nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), VNVON cho kết quả thẩm định DN tối ưu, đảm bảo an toàn các khoản đầu tư cho Nhà đầu tư. Đồng thời, thời gian thẩm định được rút ngắn, giúp các Doanh nghiệp huy động vốn kịp thời, không bị gián đoạn các kế hoạch kinh doanh.

Ông Nguyễn Công Đạt – Giám đốc thẩm định SMEs tại VNVON cho biết: “Bên cạnh việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ thu thập các thông tin về Doanh nghiệp, đội ngũ chuyên viên của VNVON.COM còn tham gia thẩm định thực tế hoạt động Doanh nghiệp như, thăm quan nhà xưởng, đánh giá cơ sở vật chất trang thiết bị, kiểm tra hồ sơ tài chính,… để lập báo cáo thẩm định chính xác và khách quan nhất. Thời gian thẩm định được tối ưu chỉ từ 2 – 5 ngày, giúp Doanh nghiệp đảm bảo tiến độ kinh doanh ”.

Tiêu chí thẩm định Doanh nghiệp tại VNVON

tham dinh doanh nghiep chia khoa quan tri rui ro 2

VNVON đưa các tiêu chí để quản lý rủi ro bằng cách đánh giá các ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam với mức độ rủi ro 1 – 5 (1 là mức độ rủi ro thấp nhất). Tùy theo mức độ rủi ro theo ngành nghề, VNVON xác định số tiền cho vay tối đa cho một doanh nghiệp thuộc một ngành nghề nhất định, thời gian cho vay tối đa và tỷ lệ dư nợ cho một ngành nghề trên tổng dư nợ tại sàn.

Ngoài ra, VNVON sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để chấm điểm tín dụng cho mỗi doanh nghiệp với mức xếp hạng AA (rất tốt), A (tốt), BB (trung bình), B (thấp), và C (không nên cho vay) nhằm đưa ra lời khuyên chính xác cho các Nhà đầu tư tham gia trên sàn. 

Các Doanh nghiệp được tham gia huy động vốn trên sàn giao dịch đầu tư ngang hàng VNVON.COM phải thỏa mãn các điều kiện sau: Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam; Doanh nghiệp không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định. Nếu như, Doanh nghiệp không thỏa mãn 3 điều kiện đồng thời trên sẽ không được phép tham gia huy động vốn trên sàn giao dịch ngang hàng VNVON.COM. 

Quy trình thẩm định VNVON.COM

tham dinh doanh nghiep chia khoa quan tri rui ro 3

Quy trình thẩm định Doanh nghiệp tại VNVON bao gồm 5 bước:

Bước 1: VNVON tiến hành tiếp nhận hồ sơ Doanh nghiệp bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ đảm bảo tài sản (nếu có).

Bước 2: Đánh giá sơ bộ hồ sơ DN, kiểm tra lịch sử tín dụng Doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng.

Bước 3: Thẩm định thực tế. Các chuyên viên thẩm định của VNVON tiến hành thăm quan văn phòng, nhà xưởng, tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo, kế toán  Thăm quan văn phòng, nhà xưởng, tiếp xúc trực tiếp với giám đốc, kế toán Doanh nghiệp… nhằm đánh giá khách quan về kinh nghiệm quản lý.

Bước 4: Lập báo cáo thẩm định, xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp

Bước 5: Trường hợp hồ sơ DN đủ điều kiện được VNVON niêm yết trên sàn để thực hiện việc huy động vốn.

Chi phí thẩm định

Chi phí cố định cho mỗi bộ hồ sơ tại sàn giao dịch đầu tư ngang hàng VNVON.COM  là 500.000 đồng cho lần đầu tiên huy động, không kèm bất cứ chi phí phát sinh nào khác. 

Sau khi khoản vốn được huy động trên sàn từ 70% trở lên, VNVON sẽ tiến hành giải ngân vào tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp chỉ định. 

Xem thêm: Cách thức huy động vốn tại sàn giao dịch đầu tư ngang hàng VNVON.COM

VAY VỐN NHANH CHÓNG, BỆ PHÓNG KINH DOANH!

Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 1800 0052 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on telegram
Telegram

Tin liên quan