P2P – Lending tin vào tương lai của ngành

Với tiềm năng và những lợi ích của các công ty P2P – Lending chính thống, thêm vào đó là sự phổ cập của Internet, điện thoại di động mở ra cơ hội để cho vay ngang hàng dễ dàng tiếp cận đến từng khách hàng trên mọi vùng địa lý. Đây là tiềm năng rất lớn cho lĩnh vực P2P Lending phát triển trong tương lai gần.

Nhiều chuyên gia nhận định, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending). Về lý thuyết, P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội.

P2P – Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính

Theo Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), doanh nghiệp Fintech để được tham gia Sandbox thì phải thoả mãn 6 tiêu chí như: giải pháp hoàn toàn chưa có hoặc một phần chưa có quy định pháp lý điều chỉnh; là giải pháp sáng tạo lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam hoặc có tính sáng tạo cao; được quản lý rủi ro tốt, không có hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung, có phương án xử lý, khắc phục rủi ro trong quá trình thử nghiệm; có tính khả thi và thương mại cao …

Công ty Cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam (VFL) là doanh nghiệp lĩnh vực P2P Lending có tiếng trên thị trường hiện nay, đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Ngay từ khi có thông tin bước đầu về Sandbox được công bố, doanh nghiệp đã nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ các quy trình hoạt động để có thể tham gia vào cơ chế thử nghiệm này.

Cụ thể như tập trung vào các quy trình thẩm định khách hàng, quy trình quan hệ khách hàng, quy trình giải ngân, quy trình quản lý rủi ro nhà đầu tư, quy trình xử lý nợ… Mục tiêu là tối ưu quá trình kiểm soát rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư, nhưng đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất hợp lý, quy trình thông thoáng, đơn giản để hổ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, việc sớm đưa ra cơ chế không những nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn thúc đẩy phổ cập tài chính, đổi mới sáng tạo, rút ngắn thời gian xây dựng và đưa các dịch vụ tài chính mới, chất lượng ra thị trường. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Fintech Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.

Chuyên gia Tài chính Ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, sự xuất hiện của P2P Lending trở thành sân chơi bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng Việt Nam đã bị quá tải. Ngoài ra, mô hình này còn giúp người vay vốn không phải sử dụng các kênh tín dụng đen, có thể khiến họ gặp tình trạng bị đòi nợ bằng một số hình thức phi đạo đức.

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on telegram
Telegram

Tin liên quan