Fintech – Thị trường màu mỡ dành cho Startup Việt

Xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, tốc độ phát triển Fintech nhanh như vũ bão, nhanh chóng trở thành thị trường tiềm năng cho các Startup hoạt động trong lĩnh vực Fintech phát triển.

Thị trường Fintech đầy tiềm năng

fintech-thi-truong-mau-mo-danh-cho-startup-viet-1

Fintech viết tắt của cụm từ Finance Technology dịch ra tiếng Việt có nghĩa là công nghệ tài chính. Đây là thuật ngữ chỉ việc áp dụng sáng tạo công nghệ hiện đại vào các hoạt động, dịch vụ tài chính. Các nhóm sản phẩm bao gồm cho vay, chuyển tiền, thanh toán,…và các dịch vụ mở rộng như cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, tư vấn tài chính, bảo hiểm,... 

Kể từ khi xuất hiện tới nay, Fintech nhanh chóng tác động mạnh mẽ đến thói quen sử dụng dịch vụ tài chính trong toàn xã hội và trở thành đề tài nóng trên khắp các diễn đàn kinh tế. Theo The Business Research Company ước tính trên thế giới hiện có khoảng 10 nghìn công ty Fintech hoạt động trong mọi lĩnh vực thanh toán điện tử, cho vay ngang hàng, ví điện tử, tiền ảo…. Thị trường Fintech toàn cầu đạt giá trị gần 112 tỷ USD vào năm 2019, dự kiến ​​sẽ lên tới 158 tỷ USD vào năm 2023 với tỷ lệ tăng trưởng 9,2%.

Tại thị trường Việt Nam, Fintech đang trên đà phát triển mạnh, thu hút chú ý của giới đầu tư. Báo cáo chung của PwC, Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) và Hiệp hội Fintech Singapore cho thấy năm 2019, lượng vốn đầu tư cho các công ty Fintech tại Việt Nam chiếm 36% so với cả khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore (51%). 

Chính cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân số sử dụng Internet lên tới 64 triệu người, Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ” mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các Startup Fintech. Thực tế, các sản phẩm của Fintech mang đến sự tiện dụng và tiết kiệm khi sử dụng các dịch vụ tài chính nên được người dân nhiệt tình đón nhận. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, trong suốt 3 năm qua, số lượng các Startup Fintech đã tăng gần 4 lần,  từ con số 40 nay đã lên tới hơn 150 Startup.

Ảnh hưởng tích cực của Fintech tới ngành tài chính

fintech-thi-truong-mau-mo-danh-cho-startup-viet-2

Những năm gần đây các Startup Fintech đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống. Trong trong vài năm qua, sự phát triển lớn mạnh của các ứng dụng Mobile banking, Tablet banking…đã làm thay đổi hình thức truyền thống tới thanh toán bằng thẻ, hướng tới xã hội không sử dụng tiền mặt. 

Với sự hỗ trợ của dữ liệu lớn Big Data, trí tuệ nhân tạo AI hiện nay một số nền tảng Fintech giúp thu thập dữ liệu phân tích hành vi người dùng, nâng chất lượng dịch vụ và tối ưu kế hoạch kinh doanh. Nhờ đó, công nghệ đã giảm bớt một khối lượng công việc lớn như giao dịch, thanh toán, lưu trữ giấy tờ… Làm dịch chuyển cơ cấu nhân sự trong ngành tài chính. Các nhân sự sẽ tập trung xử lý công việc đòi hỏi chuyên môn cao, phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số Startup Fintech hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng P2P Lending đã làm thay đổi mô hình huy động vốn – đầu tư truyền thống sang hình thức trực tuyến. P2P Lending giúp mở rộng phạm vi đối tượng tham gia trên toàn cộng đồng, với số liệu khoản vay thống kê giao dịch công khai, từ đó góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen trong dân cư.

Đơn cử tại VNVON.COM, dù bất cứ cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi từ 10 triệu đồng đều có thể trở thành nhà đầu tư hưởng lợi tức lên tới 16%/năm. Nguồn vốn huy động từ cộng đồng này được VNVON đáp ứng cho Doanh nghiệp uy tín có nhu cầu huy động vốn. Sử dụng công nghệ tân tiến, VNVON xử lý phê duyệt và xếp hạng tín dụng đơn vay nhanh chóng, chỉ từ 2-3 ngày mà không yêu cầu doanh nghiệp phải thế chấp tài sản.

Cần khung pháp lý để các Startup Fintech phát triển

fintech-thi-truong-mau-mo-danh-cho-startup-viet-3

Mặc dù thị trường Fintech Việt Nam trong những năm qua có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng song các Startup Fintech mới chỉ khai phá ở mức độ sơ khai, quy mô vẫn còn rất nhỏ so với một số các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt những công ty Fintech mới chỉ tập trung phát triển ở các thành phố lớn, còn vùng nông thôn tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp.

Ý kiến của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Chính Phủ cần sớm xây dựng khung pháp lý phù hợp làm bệ phóng phát triển cho các công ty Fintech. Bởi hiện nay, rất nhiều tội phạm lợi dụng công nghệ thông tin chiếm đoạt tài sản người khác; vấn đề tín dụng đen và cả những phương thức cho vay ngang hàng …hiện đang bị lẫn lộn giữa các công ty làm ăn chính thống với những đối tượng lừa đảo.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bổ sung khuôn khổ pháp lý thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng đề án Sandbox thử nghiệm Fintech; hoàn thiện cơ sở hạ tầng Fintech; công bố danh tính các công ty Fintech công khai; mở rộng hợp tác quốc tế,… làm tiền đề cho các Startup Fintech lớn mạnh trong tương lai

Xem thêm: Doanh nghiệp P2P Lending chờ đèn xanh pháp lý

 

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on telegram
Telegram

Tin liên quan